Phnom Penh Thành Phố Ngã Tư Sông

28/09/2022

Phnom Penh Thành Phố Ngã Tư Sông

 Người xưa từng nói Nhất cận thị, nhị cận giang. Các thành phố đẹp trên thế giới đều nép mình bên những dòng sông. Phnom Penh – thủ đô của Vương quốc Campuchia – cũng không ngoại lệ khi nằm cạnh ngã tư sông Mekong và 2 phụ lưu là Bassac và Tonle Sap.
 Từ Phnom Penh sông Bassac đổ về VN, gọi là sông Hậu, còn dòng Mekong gọi là sông Tiền. Sông Tiền có 6 phụ lưu, sông Hậu có 3 phụ lưu nên gọi chung là Cửu Long. Thật ra không có dòng sông nào mang tên là Cửu Long cả. Tonle – tiếng Khmer là sông lớn (sông nhỏ là Stung), chảy ngược theo hướng đông – tây bắc và kết thúc bởi Tonle Sap Lake mà người Việt gọi là Biển Hồ.
Phnom Penh Thành Phố Ngã Tư Sông
Phnom Penh Thành Phố Ngã Tư Sông
Phnom Penh Thành Phố Ngã Tư Sông 
Phnom Penh cách TP.HCM 240 km, gần hơn cả Đà Lạt. Mỗi ngày hiện có 78 chuyến xe bus liên vận TP.HCM – Phnom Penh đi và về, chưa kể xe các công ty lữ hành, xe gia đình tự lái.
Có khá nhiều người Khmer gốc Việt thành đạt ở Phnom Penh, tiêu biểu như ông Oknha Sok Kun – chủ tập đoàn Sokimex và hệ thống Sokha resort – được xem là một trong những người giàu nhất Campuchia. Ở chợ Mới (Phsar Thmey) có cặp vợ chồng người Việt bán chè ngon đủ loại.
Tôi để ý thấy cô chủ quán xinh đẹp có sáng kiến nhỏ mà rất hay. Để khỏi mất công rửa, chén được lót miếng plastic wroof mỏng. Đậu, sữa, nước cốt dừa, sầu riêng, đá… cho vào chén. Khách ăn xong, chủ chỉ việc thay miếng nilon là có chén mới, vừa sạch và tiện lợi lại hợp vệ sinh.
Phnom Penh Thành Phố Ngã Tư Sông
Phnom Penh Thành Phố Ngã Tư Sông
Phnom Penh là thành phố nước ngoài thân thiện với VN nhất. Khoảng 30% dân số nội đô và hơn 80% quan chức có thể nói tiếng Việt. Dân số Phnom Penh khoảng 1,4 triệu người (bằng 10% dân số cả nước); trong đó người Việt, gốc Việt cũng hơn 100.000 người. Nhiều bảng tên cửa hàng, cửa hiệu được viết bằng tiếng Việt cạnh tiếng Khmer, tiếng Anh, tiếng Hoa.
Có siêu thị, trung tâm thương mại và các quán ăn thuần Việt. Món phở và món cá kèo cũng rất được người Khmer ưa chuộng. Nhiều món ăn Việt được Khmer hóa như các món quay, kho, chè đậu, các loại bánh xèo, bánh canh, bánh hỏi, bánh trôi nước, bột lọc.
Phnom Penh lấy từ tên Wat Phnom (Chùa Núi – tên đầy đủ là wat Phnom Daun Penh). Phnom Penh nghĩa là núi Bà Pênh (Daun Penh). Trước đây, còn được gọi là Krong Chaktomuk – có nghĩa là thành phố ngã tư sông hay nhiều người quen gọi là thành phố sông 4 mặt, còn người Việt gọi là Nam Vang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *