Khám phá Cánh Đồng Chết mà không chết của Campuchia
Khi du lịch đến Campuchia.org, nhiều người vẫn hình dung đây là một quốc gia nằm sát biên giới Tây Á với một nền kinh tế tiêu điều, những cánh đồng hoang vu có từ thời diệt chủng và niềm kiêu hãnh về một kỳ quan thế giới có chăng chỉ còn là tàn tích. Nhưng không, hẳn mọi người đã nhầm! Khám phá cánh đồng chết mà không chết .Phải du lịch Campuchia một chuyến, bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi những chóp mái vàng ruộm đã hiện ra, kiêu hãnh như đã từng về một đế chế hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á và cánh đồng chết Choeung Ek năm nào vẫn còn sống mãi, vẫn rực rỡ như một chứng nhân lịch sử đáng tự hào mà du khách không nên bỏ lỡ mỗi khi đặt chân đến đây.
Cánh đồng chết Choeung Ek của Campuchia nằm ở vùng ngoại ô cách trung tâm thủ đô Phnom Penh hơn 15 km. Để đến được đây, phương tiện di chuyển phổ biến nhất là xe Tuk tuk. Những chiếc xe giản dị này sẽ đưa bạn đi qua những con đườn rải nhựa thơ mộng, len lỏi giữa rừng già khiến bạn ngỡ như mình đang rơi vào một bộ phim phiêu lưu kỳ thú.
Khám phá cánh đồng chết mà không chết của Campuchia
Trong thực tế, cánh đồng chết Choeung Ek được xem là những ngôi nhà tinh thần – một truyền thống của người dân Campuchia để chôn cất những linh hồn đã mất và bị tra tấn trong qua khứ. Trải qua thời cuộc, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng dành cho những du khách yêu lịch sử và mê khám phá.
Điểm đến đầu tiên tại cánh đồng chết ở Campuchia mà bạn không nên nỏ lỡ đó là bảo tàng diệt Tuol Sleng. Bảo tàng này nằm khuất trong khu phố nhỏ Toul Svay Prey ở phía Nam xe đi Phnom Penh. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bạn là những chiếc sọ người xám xịt, buồn bã nằm chồng chất trong tủ kính bởi nơi đây từng là cánh đồng chết với những nấm mồ chôn tập thể và là bối cảnh của bộ phim cùng tên của điện ảnh Mỹ đã đoạt giải Osca năm 1984.
Có thể bạn chưa biết Tuol Sleng đã từng là một trường học, nhưng Khmer Đỏ đã biến các phòng học thành các phòng giam nhỏ để tra tấn các tù nhân, biến nơi đây trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Vào năm 1975, trường học được chuyển đổi thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.
Ra khỏi nhà tủ S21 ở cánh đồng chết Choeung Ek và đi men theo con đường trở lại cổng, bạn sẽ gặp các quầy hàng bán đồ lưu niệm. Nếu chưa biết mua gì, bạn hãy chọn cuốn sách với tên bìa là “THE MYSTERY OF THE BOY AT S21”. Cuốn sách kể về Norng Chan Phal, một cậu bé chỉ mới 8 tuổi. Khi mẹ cậu bị bắt và đưa vào nhà tù, cậu cùng với anh và em trai vẫn luôn ở bên cạnh bà.
Khi quân đội Việt Nam tiếp cận nhà tù, lính canh và nhân viên của Khmer Đỏ được lệnh sơ tán và xử lý bất kỳ tù nhân nào còn sót lại. Trong bối cảnh đó, Phal đã dũng cảm che chắn cho những đứa trẻ đang trốn bên dưới đống quần áo bẩn và cứu sống họ vào thời khắc sinh tử.
Cốt truyện bi thương và đầy thảm kịch của cuốn sách có thể khiến bạn cảm thấy hơi khó đọc, nhưng chắc chắn đó là điều cần thiết trước khi bạn quyết định ghé thăm cánh đồng chết Choeung Ek. Tòa án Khmer Đỏ cũng đã từng sử dụng các bằng chứng tìm thấy trong cuốn sách này để truy tố đảng Pol Pot.
Có thể nói bóng ma kinh hoàng của Pol Pot giờ chỉ còn là quá vãng. Thủ đô Phnom penh giờ đã sầm uất, náo nhiệt với những vũ trường sôi động, những liveshow hoành tráng. Thời hoàng kim của triều đại Chanriechievy, Jayavaraman… vẫn thấp thoáng sau bóng những ngôi tháp cổ và những bức phù điêu đầy mê hoặc. Nếu như có cơ hội bạn hãy đi hết chiều dài đất nước Campuchia, để bước vào miền quá khứ tại cánh đồng chết Choeung Ek, chứng tích một thời vàng son oanh liệt.