Giới thiệu về Lịch sử Campuchia

Campuchia (tiếng Khmer: កម្ពុជា, Kămpŭchéa, IPA: [kɑmpuˈciə]), tên chính thức là Vương quốc Campuchia (tiếng Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា, Preăhréachéanachăk Kămpŭchéa), còn có tên gọi khác nay ít dùng là Cao Miên và Cam Bốt (bắt nguồn từ tên tiếng Pháp Cambodge), là một quốc gia độc lập có chủ quyền nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á. Campuchia giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, Thái Lan ở phía tây bắc, Lào ở phía đông bắc và Việt Nam ở phía đông.

Giới thiệu về Campuchia
Giới thiệu về Campuchia

Campuchia có dân số hơn 15 triệu người. Phật giáo là quốc giáo chính thức và được hơn 97% dân số thực hành. Các nhóm dân tộc thiểu số của Campuchia bao gồm người Việt, người Hoa, người Chăm và 30 bộ tộc trên đồi núi. Thủ đô Phnom Penh và thành phố lớn nhất Campuchia, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia. Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến theo hình thức tuyển cử, đứng đầu là quốc vương, hiện là Norodom Sihamoni, được Hội đồng Tôn vương lựa chọn làm nguyên thủ quốc gia. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Hun Sen, nhà lãnh đạo không thuộc hoàng gia phục vụ lâu nhất ở Đông Nam Á, nắm quyền từ năm 1985.

1. Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)

2. Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh).

3. Các thành phố lớn: Bắt-đom-boong (Battambang), Kom-pông Chàm (Kompong Cham), Xi-ha-núc Vin (Sihanouk Ville), Xiêm Riệp (Seam Reap).

4. Ngày Quốc khánh: 09/11/1953

5. Quốc ca: Nokor Reach (tiếng Khmer: ចម្រៀង នៃ សាធារណរដ្ឋប្រជាមានិត, Bâtchamrieng ney Sathéaranakrấth Pracheameanit Kâmpŭchéa)

6. Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, vùng Đông Nam Á. Có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.

7. Diện tích : 181.035 Km2

8. Khí hậu : Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới, có khí hậu gió mùa với mùa khô và mùa mưa kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối bằng nhau ( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ dao động từ 21oC đến 35oC.

9. Dân số17.004.583 người.

10. Dân tộc90% dân số là người Khmer. Các nhóm dân tộc: người Việt, người Hoa, sắc dân Thái, người chăm, người Khmer Loeu, người Pháp, người Nhật, người Hàn, Người Tạng-Miến và H’Mông (10%).

11. Ngôn ngữ: Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức (95%). Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học.

12. Đơn vị tiền tệTiền Riel, Đồng dola Mỹ sử dụng thông dụng trong các giao dịch kinh doanh, du lịch và thương mại. Đồng tiền Việt Nam và tiền Bath của Thái Lan được sử dụng ở khu vực biên giới giữa hai nước.

13. Tôn giáo: Phật giáo là tôn giáo chính thức ở Campuchia, với khoảng 95% dân số. Tuân thủ Đạo Phật thường được xem là bản sắc dân tộc và văn hóa của đất nước này, ngoài ra có các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Hồi, …

14. Thể chế Campuchia là nước Quân chủ lập hiến, đứng đầu Nhà nước là Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.

15. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 24/6/1967

Giới thiệu về Campuchia
Giới thiệu về Campuchia

II. Đặc điểm về văn hóa , phong tục tập quán Campuchia

Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật Giáo và Hindu giáo. Phật giáo chính là thước đo các chuẩn mực xã hội mà người dân Campuchia đang áp dụng trong cuộc sống gia đình đời thường, cho đến công việc và các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Có thể nói rằng, Campuchia là một trong những quốc gia mà tôn giáo tín ngưỡng được người dân tin tưởng một cách tuyệt đối mạnh mẽ.

Kiến trúc:  Từ cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13, Vương quốc Campuchia đã cho xây dựng rất nhiều những công trình kiến trúc mang giá trị riêng biệt, qua nhiều thời kỳ cai trị và cả dưới thời đế quốc Khmer, những gì còn lại ngày nay là những di tích như đền, bức tường thành đá. Một trong những kiến trúc phổ biến của người Campuchia đó là những ký tự và con số được điêu khắc trên nhiều công trình lớn nhỏ.

Ẩm thực: Campuchia còn được du khách thế giới biết đến với nền ẩm thực ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ và Trung Hoa. Cũng như nhiều quốc gia có nền văn minh lúa nước khác, người dân Campuchia cũng ăn gạo tẻ và trong những ngày lễ tết đều có bánh tét, bánh ít. Các món ăn truyền thống thường làm từ hải sản nhờ có nguồn hải sản dồi dào. Đến đây bạn sẽ bị hấp dẫn bởi những món ăn như: Cá Amok, cà ri đỏ Khmer, côn trùng chiên các loại,… và hàng trăm món ăn độc lạ khác.

Con người: Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay trước ngực vào nhau như khi cầu nguyện của Phật Giáo, đầu hơi cúi. Nếu bạn muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện, hãy nhớ cúi người thấp hơn và tay chắp ở vị trí cao hơn. Với các du khách ngoại quốc, người Campuchia vẫn dùng hành động chào hỏi bằng cách bắt tay. Nhưng với phụ nữ Campuchia thì họ vẫn sử dụng cách chào truyền thống. Hành động tối kỵ ở quốc gia này đó là xoa đầu trẻ em. Bạn không được xoa đầu trẻ em vì họ cho rằng đó là hành động chỉ có thần linh và cha mẹ bọn trẻ mới được phép bởi đầu của trẻ em là nơi rất linh thiêng.

III. TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA CAMPUCHIA

Kinh tế: May mặc là ngành công nghiệp lớn nhất, sử dụng khoảng nửa triệu người, chiếm 80% xuất khẩu. Các ngành kinh tế quan trọng như Công nghiệp, trong đó may mặc là ngành công nghiệp lớn nhất, sử dụng khoảng nửa triệu người, chiếm 80% xuất khẩu.

Du lịch: Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm. Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn hóa hẫp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch khác.

Các điểm tham quan khác có thể phải kể đến vùng đồi núi thuộc tỉnh Ratanakiri và tỉnh Mondulkiri, những ngôi đền nằm biệt lập thuộc tỉnh Preah Viherd và Banteay Chhmar và các khu vực kinh tế quan trọng như Battambang, Kep và Kampot là những địa danh mới được khám phá gần đây.

Tài nguyên thiên nhiên: Bên cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn tài nguyên rừng phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ. Gỗ là nguồn lâm sản chính của Campuchia; khoáng sản có đá quý (đá Saphia, Rubi) quặng sắt, quặng Boxit, dầu mỏ, Măng gan, đá granit, than, đá vôi, cát .v.v…. Campuchia có dòng sông Mê Kông, Tonlesap và Biển hồ là nơi chứa và cung cấp lượng nước khổng lồ, đảm bảo điều tiết cung cấp nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, thủy sản và thủy điện.

VI. Quan hệ hợp tác với Việt Nam

Việt Nam và Campuchia còn nhiều tiềm năng để tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực cụ thể như sản xuất hàng tiêu dùng, năng lượng, điện lực, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm, thủy sản. Trong những năm qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đạt được những thành tựu hết sức ý nghĩa. Theo đó, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia (đứng thứ ba).

8 tháng đầu năm 2019 đã đạt hơn 03 tỷ USD. Về đầu tư, Việt Nam có trên 200 dự án đầu tư vào Campuchia, tổng vốn đăng ký trên 03 tỷ USD, tập trung trong một số lĩnh vực: Trồng cao su, viễn thông, tài chính, ngân hàng, năng lượng… Các công ty lớn của Việt Nam đầu tư vào Campuchia gồm: Miliket, Vifon, Bitis, Bình Điền, Acecook, các ngân hàng lớn (BIDV, SHB, Agribank, Sacombank, MB), doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam (Viettel, Cao su, Điện lực..).

Trong giai đoạn 2010-2019, kim ngạch thương mại song phương đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 18%/năm. Năm 2020, kim ngạch thương mại đã tăng gần 3 lần so với năm 2010 và đặc biệt trong năm 2019, kim ngạch thương mại Việt Nam – Campuchia đã đạt 5,2 tỷ USD, vượt mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là 5 tỷ USD vào năm 2020. Trong 03 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại đạt 2,69 tỷ USD, tăng 103,68% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó: Xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đã đạt 1,22 tỷ USD, tăng 15,83% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chính là sắt thép các loại (đạt 240 triệu USD, tăng 20,8, tỷ trọng 19,7% trong tổng xuất khẩu); hàng dệt may (đạt 187,5 triệu USD, tăng 15,5%, tỷ trọng 15,3%); Xăng dầu các loại (đạt 98,3 triệu USD, tăng 18,4%, tỷ trọng 8%); nguyên phụ liệu dệt may, da giày (đạt 81 triệu USD, tăng 10,6%, tỷ trọng 6,6%).

Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia đạt 1,47 tỷ USD tăng 443% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: Hạt điều (đạt 771 triệu USD, tăng 497%, tỷ trọng 48,1%); Cao su (đạt 318,3 triệu USD, tăng 999%, tỷ trọng 21,5%); Phế liệu sắt thép (đạt 10,7 triệu USD, tăng 216,7%, tỷ trọng 0,7%).

Lĩnh vực vận tải làm tròn vai trò cầu nối giữa hai đất nước khi có khá nhiều công ty vận tải Việt Nam hoạt động tại Campuchia như Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines),  Công ty xe khách Sài Gòn (SAPACO), Công ty du lịch-dịch vụ-thương mại (TOSECO). Hai bên đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Thỏa thuận về thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2019-2020, Chiến lược hợp tác giao thông vận tải tầm nhìn đến năm 2030, Hiệp định sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ, sửa đổi Hiệp định vận tải đường thủy.

Campuchia là thị trường tiêu thụ rất tốt nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như sắt thép, dệt may, nguyên phụ liệu dệt may, sản phẩm nhựa, máy móc thiết bị và phụ tùng, phân bón các loại… Đây cũng là những thị trường cung cấp các sản phẩm nguyên liệu thô, là đầu vào phục vụ tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu của Việt Nam như hàng nông, lâm, thủy sản thô, khoáng sản.

Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương của Việt Nam và Campuchia cũng thường xuyên tổ chức, tham dự các hội nghị, trao đổi đoàn nhằm tăng cường sự hiểu biết, nâng cao hiệu quả phối hợp công tác, giải quyết vướng mắc của nhau trong hợp tác kinh tế, thương mại như các hội nghị thương mại biên giới, xúc tiến đầu tư thương mại…

Giới thiệu về Campuchia
Giới thiệu về Campuchia

V. MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ GIỮA HAI NƯỚC

Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Campuchia; trong đó, hợp tác về kinh tế, thương mại đóng vai trò rất quan trọng. Việt Nam và Campuchia là hai dân tộc láng giềng, cùng chung dòng chảy Mê Kông, đã có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Nhân dân hai nước đã gắn bó với nhau như anh em, cùng hợp tác vì sự phát triển của hai nước. Trong những năm gần đây, tình đoàn kết hai dân tộc ngày càng thắt chặt, nhất là sau những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đưa mối quan hệ hai dân tộc lên tầm cao mới.  Lĩnh vực mà các DN nước ta quan tâm đầu tư bao gồm: tài chính – ngân hàng, viễn thông, hàng không, nông nghiệp, trồng cây công nghiệp (cao su), năng lượng, thủy điện, khai thác khoáng sản… Về giáo dục – đào tạo, Việt Nam cung cấp trung bình 100 suất học bổng/năm theo diện Hiệp định và hàng trăm suất học bổng trên các lĩnh vực. Về y tế, hai bên hợp tác tạo điều kiện cho người dân Campuchia sang Việt Nam khám chữa bệnh với mức viện phí tương đương công dân Việt Nam.

Khi sang nước bạn, bên cạnh các dự án kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam luôn chú ý đến vấn đề an sinh, điển hình là Tập đoàn cao su Việt Nam đã đầu tư xây dựng được công trình trạm xá, trường học; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tài trợ không hoàn lại 4 triệu USD xây dựng Học viện bóng đá; BIDV tài trợ 40.000 USD xây dựng trường tiểu học Biển Hồ, ủng hộ quỹ Chữ thập đỏ CPC 900.000 USD, hỗ trợ khắc phục thiên tai 49.000 USD; Công ty TNHH Kamadhenu tài trợ 500.000 USD; Tập đoàn Than khoáng sản VN tài trợ 100.000 USD, dự án Bệnh viện Chợ Rẫy – Pnom Penh do Liên doanh Công ty CP Đầu tư y tế Sài Gòn (TP HCM) và Công ty Sokimex (Phnom Penh) đầu tư, quản lý điều hành.

Việt Nam ủng hộ Campuchia ứng cử là thành viên ECOSOC nhiệm kỳ 2017 -2019. Campuchia ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, ECOSOC nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Điều hành liên minh bưu chính thế giới (IPU) nhiệm kỳ 2017-2020, Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2017-2021, UNCITRAL nhiệm kỳ 2019-2025, Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, nhất trí phối hợp trong năm 2020 khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch ASEAN và Campuchia tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM 13).

Quân đội Việt Nam và Campuchia thường xuyên trao đổi đoàn quân sự cấp cao, ký kết nhiều văn bản hợp tác. Qua đó khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Campuchia nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nước. Đến nay, hai nước đã hoàn thành hơn 84% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc và quyết tâm sớm hoàn thành nhằm đưa biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Các ngày lễ chính của Campuchia 

Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng Tây lịch. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như ngày lễ Tết, lễ nhập điền hay lễ cầu hôn. Lịch Khmer có thể sớm hay muộn hơn lịch Tây tùy vào thời điểm của năm. Sự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ, …

  • Ngày 1/1  hằng năm: Tết Tây.
  • Ngày 7/1 hằng năm: Ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ.
  • Ngày 15/1 (âm lịch) hằng năm: Ngày Māgha Pūjā (Lễ rằm tháng giêng).
  • Ngày 8/3 hằng năm: Ngày Quốc tế Phụ nữ.
  • Ngày 13–15 tháng 4 hằng năm: Ngày tết Chok Chnam Thmey của người Khmer.
  • Ngày 13–15 tháng 5 hằng năm: Sinh nhật nhà vua Norodom Sihamoni.
  • Ngày 15/4 (âm lịch) hằng năm: Lễ Phật Đản.
  • Ngày 1/ 5 hằng năm: Ngày Quốc tế Lao động.
  • Ngày 18/ 6 hằng năm: Ngày sinh nhật Vương thái hậu Norodom Moninaeth.
  • Ngày 29 tháng 10 hằng năm: Ngày nhà vua đăng quang.
  • Ngày 31 tháng 10 hằng năm: Ngày sinh nhật Thượng vương Norodom Sihanouk.
  • Ngày 09 tháng 11 hằng năm: Ngày Quốc khánh.
  • Ngày 11–13 tháng 11 hằng năm: Ngày lễ hội cúng trăng, đua thuyền (ghe Ngo).
  • Lễ hội Pchum Ben ở Campuchia

THÔNG TIN TỔNG LÃNH SỰ/ ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA

Tổng lãnh sự quán Sihanoukville

Địa chỉ: Số 310 Ekareach Blvd, Khan Mittapheap, Sihanoukville, Campuchia

Điện thoại: (+855) 34 934 039

Fax: (+855) 34 933 669

Email: tlsqvn.siha@mofa.gov.vn

Tổng lãnh sự quán tại Battambang

Địa chỉ: Đường số 03, Battambang, Campuchia

Điện thoại: (+855536 888 867

Fax: (+855536 888 866

Email: consul.battambang@mofa.gov.vn

Đại sứ quán tại Phnom Penh

Địa chỉ: Đại lộ 436, Monivong, Phnom Penh, Campuchia

Điện thoại:  (+85523 726 274

Fax: (+85523 726 495

Email: ttcpc@mofa.gov.vn

THÔNG TIN TỔNG LÃNH SỰ/ ĐẠI SỨ QUÁN CAMPUCHIA TẠI VIỆT NAM

Tổng lãnh sự quán tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 41 Phùng Khắn Khoan, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 84 28 38292751

Fax: 84 28 38222773

Email: cambocg@hcm.vnn.vn

Đại sứ quán tại Hà Nội

Địa chỉ : Số 71 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Điện thoại: 84 24 39424788

Fax: 84 24 39423225

Email: camemb.vnm@mfa.gov.kh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *